XEM CHI TIẾT BÀI BÁO

Phí Hồng Hải, La Ánh Dương, Triệu Thị Thu Hà (2016). Khả năng cải thiện giống keo tai tượng về sinh trưởng và một số tính chất gỗ cho gỗ xẻ . Tạp chí Nông nghiệp và PTNT Giống cây trồng, Vật nuôi - Tập 1 (tháng 6/2016): 302-310.

2016 Nhà xuất bản: Tạp chí Nông nghiệp và PTNT

Các kết quả nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền về các tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây và một số tính chất cơ lý gỗ ở các dòng và các gia đình hậu thế thế hệ 2 Keo tai tượng tại Phú Thọ và Tuyên Quang đã khẳng định: Sinh trưởng và độ thẳng thân của các gia đình Keo tai tượng thế hệ 2 đã có sự phân hóa rất rõ rệt ở Tuyên Quang tại tuổi 3. Các tính chất cơ lý gỗ giữa các dòng vô tính ở Phú Thọ tại tuổi 8 và giữa các gia đình ở Tuyên Quang tại tuổi 3 cũng có sự phân hóa rõ rệt. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các tính trạng sinh trưởng và độ thẳng thân ở khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 tại Tuyên Quang chỉ ở mức thấp tới mức trung bình (0,04-0,22). Trong khi hệ số di truyền của tính trạng cơ lý gỗ cao hơn và biến động từ 0,25 tới 0,93. Hiệp phương sai di truyền lũy tích của hầu hết các tính trạng nghiên cứu đều vượt trên 5%. Do đó khả năng cải thiện giống Keo tai tượng về sinh trưởng, chất lượng thân cây và chất lượng gỗ là hoàn toàn có thể thực hiện được. Keo tai tượng ở tuổi 3 có khả năng nghiên cứu cải thiện các tính chất cơ lý gỗ và đảm bảo phản ánh chính xác các tính chất gỗ ở tuổi cao hơn. Sử dụng Fakop trong nghiên cứu cải thiện mô đun uốn tĩnh ở gỗ Keo tai tượng sẽ có độ chính xác cao và không phải chặt hạ cây như phương pháp truyền thống. Việc cải thiện các chỉ tiêu sinh trưởng sẽ không ảnh hưởng rõ rệt đến các tính chất cơ lý gỗ và chúng ta có thể chọn lọc được một số gia đình vừa có sinh trưởng nhanh vừa có tính chất cơ lý tốt phù hợp cho gỗ xẻ.

BÀI BÁO KHÁC