XEM CHI TIẾT BÀI BÁO

Nguyễn Đức Kiên, Hà Huy Thịnh, Nguyễn Hoàng Nghĩa (2017). Công tác chọn, tạo giống cây rừng trong phát triển lâm nghiệp ở các tỉnh phía Nam . Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số đặc biệt 2017: 16-27.

2017 Nhà xuất bản: Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp

Vùng Nam bộ và duyên hải Nam Trung bộ là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp hàng hóa. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2011 – 2015, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu để phát triển giống các loài cây phục vụ trồng rừng quy mô lớn tại các vùng này và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cụ thể như sau: (i) đã chọn lọc và công nhận được dòng BV71 và BV73 là giống quốc gia cho vùng Quy Nhơn, Bình Định đạt năng suất 34 – 38 m3/ha/năm; dòng AH1 và AH7 là giống quốc gia áp dụng cho vùng Nam bộ đạt năng suất từ 37 đến 40 m3/ha/năm; dòng AH9, AH12 và AH15 có sinh trưởng nhanh đạt năng suất 27 đến 38 m3/ha/năm, chống chịu bệnh tốt được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Đông Nam bộ; (ii) đã chọn tạo được 5 giống Keo lá tràm mới AA42, AA53, AA56, AA92 và AA95 có năng suất cao đạt năng suất trên 20 m3/ha/năm, hình dạng thân đẹp, chống chịu bệnh tốt đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật cho vùng Nam bộ; bên cạnh đó các giống đã được công nhận CLT1E, CLT7, CLT1F, CLT18, CLT171, CLT43 vẫn duy trì khả năng sinh trưởng tốt với năng suất bình quân hàng năm duy trì ở mức từ 25 đến 32 m3/ha/năm cho thấy chúng vẫn là các dòng có sinh trưởng tốt và rất phù hợp cho sản xuất gỗ lớn; (iii) đã chọn tạo và công nhận giống tiến bộ kỹ thuật 6 giống bạch đàn lai PB7, PB48, PB55, UP68BB, UP69BB và UP75BB có sinh trưởng nhanh, đạt năng suất từ 35 đến 38 m3/ha/năm, có hình dạng thân đẹp trên điều kiện vùng khô hạn (lượng mưa 1200mm); (iv) Về công tác chuyển giao và phát triển giống: từ năm 2011 đến nay, Viện đã cung cấp hơn 3 triệu cây giống gốc của các giống được công nhận cho các cơ sở nhân giống để xây dựng các vườn cây đầu dòng. Viện đã chuyển giao công nghệ nhân giống cho nhiều cơ sở sản xuất cây giống ở vùng Đông Nam bộ và Nam Trung bộ qua đó góp phần thúc đẩy công tác phát triển sản xuất nâng cao năng suất rừng trồng.

BÀI BÁO KHÁC