XEM CHI TIẾT BÀI BÁO

Triệu Thị Thu Hà, Phí Hồng Hải (2016). Nghiên cứu nhân giống in vitro các gia đình ưu việt Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) phục vụ trồng rừng dòng vô tính theo gia đình . Tạp chí Nông nghiệp và PTNT Giống cây trồng, Vật nuôi - Tập 1 (tháng 6/2016): 247-254.

2016 Nhà xuất bản: Tạp chí Nông nghiệp và PTNT

So với keo lai, Keo tai tượng là loài cây tỏ ra kém phù hợp với phương thức trồng rừng dòng vô tính do ảnh hưởng của sự già hóa vườn vật liệu. Nỗ lực trồng rừng dòng vô tính đối với Keo tai tượng đã được tiến hành ở Việt Nam từ những năm 1990 giống như keo lai, tuy nhiên đến nay kết quả vẫn chưa thành công. CFF (Clonal Family Forestry) đã được ứng dụng thành công cho Keo tai tượng, đây là phương pháp nhằm nhân giống sinh dưỡng hàng loạt các cá thể ưu việt trong các gia đình ưu việt, không giữ lại dòng vô tính đồng nhất. Ứng dụng phương pháp này, nghiên cứu về nhân giống cho 5 gia đình ưu việt Keo tai tượng trong vườn giống thế hệ 2 tại Ba Vì (Hà Nội) bằng phương pháp nuôi cấy mô được tiến hành. Hạt giống được rửa dưới vòi nước chảy trong 3 - 5 phút, sau đó rửa bằng nước xà phòng loãng, tráng với nước cất vô trùng 3 - 5 lần, đun trong nước sôi 3 phút, sau đó ngâm trong HgCl2 ở 2 nồng độ (0,05 % trong thời gian 7 phút hoặc 0,1 % trong thời gian 5 phút. Cuối cùng là tráng bằng nước cất vô trùng 3 - 5 lần. Hạt đã khử trùng được cấy vào môi trường MS* (MS cải tiến) có bổ sung 4,5 g/L Agar và 30 g/L Đường sucrose. Kết quả cho thấy có tới 83,3 – 86,7% mẫu nảy mầm và 2,2 – 3,4 % mẫu nhiễm. Môi trường MS* bổ sung 1,5 mg/L BAP cùng 0,25 mg/L NAA và 2,0g/L Than hoạt tính cho 8,1 chồi/cụm với hệ số nhân chồi là 3,1 lần và tỷ lệ chồi hữu hiệu là 73,7%. Môi trường ra rễ thích hợp là 1/2MS* bổ sung 1,5 mg/L IBA (tỷ lệ ra rễ đạt 98,1%). Đối với Keo tai tượng, chỉ nên nhân chồi đến vòng thứ 7, mỗi vòng 25 ngày, sau đó hủy mẫu. Thông thường, sau 7 lần cấy chuyển từ 1 hạt Keo tai tượng có khả năng tạo được khoảng 2.000 cây con (nuôi dưỡng ở giai đoạn 3 tháng tuổi).

BÀI BÁO KHÁC