XEM CHI TIẾT BÀI BÁO

Nghiêm QC, Hà HT, C.E. Harwood, A.R. Griffin, J.L Harbard và Nguyễn Thị Xuân (2015). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và khả năng lai giống giữa Keo tai tượng tứ bội với Keo tai tượng và Keo lá tràm nhị bội: Phục vụ công tác chọn tạo giống Keo tam bội. . Tạp chí Nông nghiệp và PTNT Giống cây trồng, Vật nuôi - Tập 1 (tháng 6/2015): 235 -244.

2015 Nhà xuất bản: Tạp chí Nông nghiệp và PTNT

Chiến lược chọn tạo giống đa bội,đặc biệt là giống tam bội (3x) bất thụ, cho các loài Keo đã được thực hiện từ năm 2001 ở Việt Nam. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản củaKeo tai tượng (Acacia mangium Willd.)(AM), và Keo lá tràm (A. auriculiformis A. Cunn. ex Benth) (AA),cũng như Keo lai giữa tứ bội (4x) và nhị bội (2x) đã được tiến hành.Kết quả cho thấy khả năng thụ phấn giữa 2 loài Keo này ở2 mức độbội thểlà hoàn toàn có thể khichúngcó ít nhất 1 tháng nở hoatrùng khớp (tháng 12), cho dù thời điểm nở rộ của AA (T12 – T1 năm sau),muộn hơn so với AM,2x và 4x(T11 –T12). Về hình thái hoa, AM-4x có chiều dài bông ngắn hơn, dẫn đến số lượng hoa/ bông ít hơn so với AM- 2x, song vẫn dàivà nhiều hoa/ bông hơn so với AA-2x, trong khi tỷ lệ hoa đực/ bông làtương tự nhau (~ 23%).Bên cạnh đó, đường kính hạt phấncủa AM-4x (42 µm) là lớn nhất, so với 33 & 37 µm của AM-2x và AA-2x, song vẫn nhỏ hơn so với đường kính đầu nhuỵ nhỏ nhất củaAM-2x (48 µm),AA-2x (51 µm) và AM-4x (62 µm). Điều này đảm bảo rằng  ít nhất 1 hạt phấn sẽ nẩy mầm được trên đầu nhuỵ không phụ thuộc vào loài hay mức độ bội thể. Lai nhân tạo giữa các cá thể có mức độ bội thể khác nhau của cùng loài và khác loài được tiến hành, tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai khác độ bội thể khoảng 1 % và kết hạt chắc dao động từ 5,9 – 23,2 % là rất thấp, so với các tổ hợp lai nhị bội lần lượt là 7- 9 % đậu quả và 81- 97 % kết hạt chắc. Do đó có thể tồn tại những yếu tố hạn chế khả năng đậu quả kết hạt của phép lai khác độ bội thể.

BÀI BÁO KHÁC