Chuyển giao công nghệ nhân giống

Chuyển giao giống gốc và quy trình nhân giống đối với nhiều loài cây Lâm nghiệp

07-03-2019

Thông qua các hoạt động nghiên cứu trong chương trình cải thiện giống đối với các loài cây trồng rừng chủ yếu, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đã xây dựng thành công các quy trình nhân giống bằng phương pháp giâm hom và bằng phương pháp nuôi cấy mô cho nhiều giống Keo lai, Keo lá tràm, Bạch đàn caman, Bạch đàn urô, Bạch đàn lai, Lát hoa, Xoan ta, Trầm hương, Mắc ca, ... đã được công nhận là giống Quốc Gia, Giống TBKT và giống có triển vọng. Nhờ đó góp phần đẩy nhanh giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu về cây giống cho các chương trình trồng rừng.

 

 

 Hàng năm Viện liên tục đẩy mạnh chuyển giao giống gốc và quy trình nhân giống cho các giống Keo lai, Keo lá tràm, Bạch đàn, Mắc ca với số lượng trung bình 500.000 giống gốc/ năm cho các đơn vị sản xuất Lâm nghiệp như: Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình); Viện Nghiên cứu nguyên liệu giấy (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ); Công ty CP Giống – Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam (Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ); Trung tâm Giống cây trồng Bắc Giang (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang); Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp (Trường Đại học Thái Nguyên); Trường Đại học Tân Trào (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang); Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ khoa học Thái Dương (Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh); DNTN Dịch vụ cây trồng Nguyên Hạnh, …